- Chuyên đề:
- Bệnh run tay chân
Người bệnh Parkinson thường hay thấy khó ngủ, mệt mỏi do các cơn run tay chân
Tập aerobic có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh Parkinson?
11 sự thật về bệnh Parkinson có thể bạn chưa biết
Gần 15 triệu người có khả năng mắc Parkinson vào năm 2050
Parkinson có phải bệnh di truyền hay không?
Siêu âm tập trung giúp giảm run tay chân cho người bệnh Parkinson
Giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng với người bệnh Parkinson. Theo đó, bạn chỉ có thể quản lý các tình trạng run tay chân, cứng cơ bắp… tốt khi giữ được tinh thần thoải mái, không lo lắng, căng thẳng. Để làm được đều này, người bệnh Parkinson cần có giấc ngủ sâu, thư giãn tuyệt đối vào buổi đêm. Quỹ Bệnh Parkinson (Mỹ) đã đưa ra một vài lời khuyên dưới đây, giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn:
Đi ngủ vào một giờ cố định
Việc tạo lập một thói quen ngủ đúng giờ sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Người bệnh Parkinson cũng nên tạo một thói quen thư giãn, nghỉ ngơi trước khi ngủ. Ví dụ, bạn có thể ngâm mình trong bồn nước ấm, đọc sách, xem TV… Các hoạt động này sẽ giúp thư giãn đầu óc, giảm căng thẳng và làm dịu các triệu chứng bệnh Parkinson.
Tránh những điều có thể làm ảnh hưởng tới giấc ngủ
Hạn chế các loại đồ uống có caffeine giúp bạn dễ ngủ hơn
Hạn chế uống các đồ uống có cồn, caffeine (như trà, cà phê, nước tăng lực…) 1 tiếng trước khi đi ngủ. Uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ sẽ khiến bạn phải thức dậy giữa đêm để đi vệ sinh. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh nicotin trong thuốc lá. Các chất kích thích này có thể tác động xấu tới cơn run tay chân, cứng cơ bắp, khiến bạn thấy căng thẳng và khó ngủ hơn.
Tập thể dục
Tập thể dục trong ngày sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm. Tuy nhiên, người bệnh Parkinson không nên vận động nhiều trước khi đi ngủ.
Tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời
Tiếp xúc nhiều với ánh sáng giúp người bệnh Parkinson cải thiện nhịp sinh học
Tiếp xúc nhiều với ánh sáng ban ngày sẽ giúp bạn giữ nhịp sinh học bình thường của cơ thể. Như vậy, bạn sẽ cảm thấy dễ ngủ hơn vào buổi tối. Ánh sáng tự nhiên sẽ tốt hơn ánh sáng nhân tạo, chính vì vậy hãy đi ra ngoài nhiều hơn vào giờ nghỉ trưa, hoặc chọn ngồi gần cửa sổ.
Tạo môi trường ngủ thoải mái
Người bệnh Parkinson nên chú ý đầu tư vào đệm nằm, gối, gối ôm thoải mái. Bạn nên giữ phòng ngủ của mình mát mẻ, nhưng tránh nằm ở các vị trí bị gió lùa. Tốt hơn hết, để cải thiện chất lượng giấc ngủ, hãy loại bỏ các vật dụng như: TV, điện thoại, sách báo… ra khỏi phòng ngủ.
Không ngủ cùng vật nuôi
Nhiều loài vật nuôi, đặc biệt là chó, hoặc mèo thường thích ngủ gần chủ. Tuy nhiên, chúng cũng thích chiếm nhiều diện tích trên giường, cũng như có thể gây tiếng ồn và làm phiền tới giấc ngủ của bạn. Tốt hơn hết, bạn nên chuẩn bị cho thú cưng của mình giường ngủ riêng, trong một căn phòng khác.
Trao đổi với bác sỹ về việc sử dụng các loại thuốc an thần
Dùng thuốc an thần có thể giúp người bệnh Parkinson cảm thấy bớt lo lắng, dễ đi vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên, bạn không nên dùng các loại thuốc này liên tục trong 2 tuần. Thay vào đó, hãy thử trao đổi với bác sỹ về việc dùng các thảo mộc tự nhiên có khả năng an thần, ví dụ như cây nữ lang.
Nếu vẫn không ngủ được, hãy rời khỏi giường
Nếu sau 15 phút bạn vẫn không thể ngủ được, hãy tạm rời khỏi giường và đọc sách, nghe nhạc… để thư giãn hơn cho tới khi cơn buồn ngủ quay trở lại.
Giới hạn thời gian ngủ trưa
Giấc ngủ trưa dài có thể giúp bạn thấy hồi phục năng lượng, nhưng lại ảnh hưởng xấu tới chất lượng giấc ngủ ban đêm. Tốt hơn hết, người bệnh Parkinson không nên ngủ trưa quá 40 phút để đảm bảo kiểm soát bệnh tốt.
Vi Bùi H+ (Theo Parkinsonsnewstoday)
Gợi ý Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện với thành phần Thiên ma, Câu đằng giúp hỗ trợ làm giảm nguy cơ các chứng run (run chân tay, cầm, nắm, đi đứng run rẩy, nói run run) ở người cao tuổi, trong bệnh và hội chứng Parkinson, do rối loạn thần kinh thực vật, run vô căn, run sau tai biến mạch máu não
Bình luận của bạn